- Trình tự thực hiện:
* Bước 01: Người được trợ giúp pháp lý có quyền gửi đơn khiếu
nại đến người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của Trung tâm).
* Bước 02: Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với những hành vi quy định tại khoản 1,
Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được khiếu nại.
* Bước 03: Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết
định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên
Giám đốc Sở Tư pháp (Nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp, số 197 Hùng
Vương, phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư
pháp có hiệu lực thi hành.
Trường
hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám
đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện tại Tòa án.
- Cách thức thực hiện: Nộp đơn khiếu nại đến người đứng đầu của tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn khiếu
nại và các giấy tờ có liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ:
+ Đối với
người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được khiếu nại;
+ Đối với
Giám đốc Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người
được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Người
đứng đầu của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Giám
đốc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định giải quyết khiếu nại.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy
định.
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
+ Khi có
căn cứ cho rằng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp
pháp lý có hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
như: từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý;
thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật; thay đổi người thực hiện trợ
giúp pháp lý không đúng pháp luật.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trợ giúp pháp lý năm
2017.